Đạo đức học thần học và đạo đức học Kitô giáo
Trích đoạn trong bài báo
"ĐẠO ĐỨC HỌC THẦN HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC TRIẾT HỌC"
tạp chí "Tư tưởng đạo đức" của Nga.
Mai K Đa dịch từ tiếng Nga
Chúng ta hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa đạo đức học thần
học và đạo đức học triết học? Cách tiếp cận của Anders Nygren (một nhà thần học
Luther người Thụy Điển) chỉ cho chúng ta thấy rằng, lý thuyết bổ sung thích hợp
hơn lý thuyết loại trừ. Nói một cách khác, chúng ta cần cả sự phân tích triết học
về đạo đức lẫn sự phản ảnh thần học về các mô hình đạo đức học bên trong các
truyền thống tôn giáo khác nhau, và các môn khoa học này bổ sung cho nhau. Sự
hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ giữa các ngành học này phụ thuộc vào sự
hiểu biết của chúng ta về đạo đức học, triết học và thần học, sự hiểu biết mà
có thể hoàn toàn khác nhau (MKĐ – giữa những cách tiếp cận khác nhau).
Tôi cho rằng, cần thiết phải đưa ra sự khác biệt giữa đạo đức
và đạo đức học. Đạo đức – đó là một thể chế xã hội, thể hiện những tư tưởng
khác nhau về cái cái thiện và cái đúng đắn. Đây là một cấu trúc xã hội được định
hình trong một bối cảnh văn hóa và xã hội cụ thể. Như một môn học học thuật, đạo
đức học là sự phản ánh lý thuyết và mang tính phê phán về đạo đức. Điều này có
nghĩa là, đạo đức học đặt ra nhiệm vụ mô tả và làm sáng tỏ các tư tưởng đạo đức,
cũng như phân tích phê phán các quan điểm về cái thiện và cái đúng đắn. Đạo đức
học cũng đặt ra nhiệm vụ phân tích các phán đoán đạo đức và đánh giá các vấn đề
nhận thức luận liên quan đến cơ sở của các phán đoán hợp lý và các phán đoán đạo
đức được chấp nhận.
Triết
học đạo đức, như tôi hiểu, là sự phản ánh hợp lý và phê phán về đạo đức, và được
thực hiện trên cơ sở một phương pháp luận nhất định. Đặc trưng của phương pháp
triết học là sự phân tích duy lý và chu đáo các khái niệm và các lập luận ủng hộ
cho các quan điểm xác định. Sự phân tích phê phán không loại trừ các mệnh đề
xây dựng liên quan đến các mô thức đạo đức có chứa các tiêu chí xác định cho
hành động đúng đắn và phẩm chất tốt. Người ta không thể nói về những mô hình
quy phạm (chuẩn mực) như vậy là đúng hay sai, chúng có thể được phân tích từ
quan điểm của các tiêu chí hợp lý, chẳng hạn như trạng thái cân bằng bên trong
hay sự cân bằng trí năng.
Vậy
nhiệm vụ của đạo đức học thần học là gì? Tôi cho rằng, nhiệm vụ chính của đạo đức
học thần học – làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các mô hình đạo đức chuẩn mực và
các thế giới quan khác nhau. Ngoài ra, nhiệm vụ của nó còn là nghiên cứu mối
quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và các quan điểm đạo đức. Trong văn hóa phương
Tây, cũng như trong văn hóa Nga, việc nghiên cứu các mô hình đạo đức học khác
nhau bên trong truyền thống Kitô giáo được lưu tâm. Nhiệm vụ của đạo đức học thần
học là đưa ra sự phân tích phê phán về các hình thức khác nhau của đạo đức học
Kitô giáo và mối liên hệ của chúng với các hình thức khác nhau của đức tin Kitô
giáo.
Như vậy,
chúng ta có thể phân biệt hai ý nghĩa của đạo đức học thần học. Thứ nhất, đạo đức
học thần học có thể được hiểu là sự phát triển có hệ thống sự biến thể của đạo
đức học tôn giáo, ví dụ như mô hình đạo đức học Kitô giáo. Đạo đức học Kitô
giáo như vậy là một sự phản ánh lý thuyết và phê phán về đạo đức bên trong truyền
giáo Kitô giáo. Đạo đức học Kitô giáo bao gồm các nhiệm vụ phân tích như, ví dụ,
làm rõ mối quan hệ giữa tôn giáo và đạo đức. Nhưng nhiệm vụ căn bản của nó là
nhiệm vụ kiến tạo: phát triển các nguyên tắc và các giá trị đạo đức dựa trên
kinh nghiệm Kitô giáo và các niềm tin Kitô giáo. Thứ hai, đạo đức học thần học
có thể được xem là một bộ phận của nghiên cứu tôn giáo, nghĩa là phân tích lý
thuyết và phê phán các mô hình đạo đức của đạo đức học tôn giáo, ví dụ như Do
thái giáo, Hồi giáo, Kitô giáo. Một phân tích như vậy có thể làm cơ sở cho việc
phát triển các mệnh đề mang tính xây dựng nhiều hơn của các mô hình hợp lý của
đạo đức học tôn giáo, đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể cho các mô hình đạo đức học
được chấp nhận.
- Liên hệ: Hồng Phượng
- Phone/Zalo: 0964 760 502
- Email: hongphuongstore@yahoo.com
- Website: www.hongphuong.net
Nơi mua sắm tin cậy cho bạn và gia đình!