Blog

Sách Triết học như Lịch sử triết học của Sokolov V.V.

Sách: Triết học như lịch sử triết học
Tác giả: Sokolov V.V.
Dung lượng cuốn sách gần 900 trang


Cuốn sách là sự khái quát về các triết gia và các vấn đề của lịch sử triết học cổ điển châu Âu và Cận Đông từ thế giới quan tiền triết học đến học thuyết triết học – xã hội của Mác, Ăngghen. Ở đây phân tích và luận giải tất cả những tư tưởng của các triết gia lớn cũng như các sự kiện quan trọng và các thành tố của văn hóa, mà nếu không hoặc đứng ngoài những phân tích này thì không thể hiểu thấu được tính toàn vẹn và sâu sắc của quá trình lịch sử - triết học và các tư tưởng quan trọng nhất của nó.
Khác với phần lớn các khóa học lịch sử triết học khác dựa trên việc thuật lại mang tính kinh nghiệm, cuốn sách này dựa trên mô hình chủ thể - khách thể để cố gắng mở ra sự thống nhất của các học thuyết và quan niệm trải qua nhiều thế kỷ và thiên niên kỷ.

NỘI DUNG CUỐN SÁCH
Thế giới quan và triết học như những hiện tượng phổ biến nhất của văn hóa tinh thần
I. Những hằng số của thế giới quan thần thoại và những yếu tố của thế giới quan tiền triết học trong văn minh Cổ đại
II. Sự hình thành và phát triển của triết học Cổ đại thời kỳ Archaic (Hy Lạp cổ đại) và các tác phẩm kinh điển
III. Hợp đề nghệ thuật – duy tâm và thuyết hữu cơ của Platon
IV. Vũ trụ khoa học – triết học của Aristot
V. Văn minh Hy Lạp – La Mã. Tôn giáo, khoa học, triết học
VI. Sự toàn thắng của nhất thần Kito giáo cuối thời Cổ đại. Học thuyết tôn giáo – triết học.
VII. Kito giáo sơ khai đối mặt với triết học cổ đại. Giáo phụ học. Tân Platon.
VIII. Tôn giáo và triết học giữa thời Cổ đại và Trung cổ, giữa Giáo phụ học và Kinh viện ở Tây Âu và Bizantine thế kỷ V-IX.
IX. Triết học tôn giáo và triết học thế tục trong văn hóa Ả Rập – Hồi giáo và Do Thái).
X. Triết học trong mối quan hệ với tôn giáo và những thiết chế của chúng trong thời kỳ Tây Âu trung cổ
XI. Giữa Trung cổ và Cận đại. Hệ vấn đề triết học thời Phục Hưng.
XII. Vấn đề các tác phẩm kinh điển triết học Tây Âu giai đoạn đầu Cận đại (XVII — đầu XVIII).
XIII. Những khía cạnh quan trọng nhất của triết học Tây Âu thời Khai Sáng.
XIX. Triết học của Kant – Hệ thống cổ điển chủ thể - khách thể. Học thuyết toàn diện về con người.
XX. Triết học sau Kant ở Đức nửa sau thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX.
XXI. Chủ nghĩa duy tâm của Hegel
XXII. Triết học sau Hegel ở Đức nửa đầu thế kỷ XIX
XXIII. Từ triết học đến hệ tư tưởng trong chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Mai K Đa dịch từ tiếng Nga

Type and hit Enter to search

Close