Blog

Triết học như lịch sử triết học - Hội nghị bàn tròn (Dịch - phần 1)

TRIẾT HỌC NHƯ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
(Hội nghị bàn tròn thảo luận về cuốn sách “Dẫn nhập lịch sử vào triết học” của V.V. Sokolov)
Mai K Đa dịch từ tiếng Nga

                Các thành viên tham dự
                1. V.A. Lektorsky (В.А. Лекторский) – Tiến sĩ triết học, tổng biên tập tạp chí “Những vấn đề triết học”, Thành viên danh dự Viện Hàn lâm Nga.
              2. V.V. Sokolov (В.В. Соколов) – Tiến sĩ triết học, giáo sư của Bộ môn Lịch sử triết học nước ngoài, khoa Triết học, trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva mang tên Lômônôxốp (Tác giả của cuốn sách – ND)
                 3. T.I. Oizehman (Т.И. Ойзерман) – Tiến sĩ triết học, Viện sĩ Viện hàn lâm Nga.
               4. A.F. Zotov (A.Ф. Зотов) – Tiến sĩ triết học, giáo sư của Bộ môn Lịch sử triết học nước ngoài, khoa Triết học, trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva mang tên Lômônôxốp.
               5. N.S. Kirabaev (Н.С. Кирабаев) - Tiến sĩ triết học, chủ nhiệm khoa Xã hội và Nhân văn, trường Đại học tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga (Hiện nay thầy là giáo sư, chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử triết học, Phó hiệu trưởng của trường ĐH này, người đang dạy mình chuyên đề Triết học như Lịch sử triết học - ND).
                6. G.G. Maiorov (Г.Г. Майоров) – Tiến sĩ triết học, giáo sư của Bộ môn Lịch sử triết học nước ngoài, khoa Triết học, trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva mang tên Lômônôxốp.
                7. V.V. Vasiliev (B.В. Васильев) – Tiến sĩ triết học, chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử triết học nước ngoài, khoa Triết học, trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva mang tên Lômônôxốp.
                8. A.L. Dobrokhotov (АЛ. Доброхотов) – Tiến sĩ triết học, chủ nhiệm Bộ môn Thần học và lịch sử văn hóa thế giới, khoa Triết học, trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva mang tên Lômônôxốp.
                9. A.V. Semushky (А.В. Семушкин) – Tiến sĩ triết học, giáo sư của Bộ môn Lịch sử triết học, khoa Xã hội và Nhân văn, trường Đại học tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga.
                10. A.A. Guseinov (A.А. Гусейнов) – Tiến sĩ triết học, Viện trưởng Viện Triết học thuộc Viện Hàn Lâm Nga, Viện sĩ Viện Hàn lâm Nga.
                11. V.A. Zhuchkov (B.А. Жучков) – Tiến sĩ triết học, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm Nga

Cuốn sách "Dẫn nhập lịch sử vào triết học" của Sokolov 
có thể xem thông tin mục lục TẠI ĐÂY (bằng tiếng Việt)

                V.A. Lektorsky: Chúng ta có mặt ở Hội nghị bàn tròn này để tranh luận về vấn đề “Triết học như lịch sử triết học”. Về điều này, chúng ta có một đầu mối khá tốt – sự ra đời của một cuốn sách hấp dẫn “Dẫn nhập lịch sử vào triết học” của nhà lịch sử triết học của chúng ta Vasily Vasilievich Sokolov. Cuốn sách này đã không trình bày các quan điểm triết học khác nhau trong tính kế tục lịch sử của nó giống cách trình bày thường thấy ở các cuốn sách khác về lịch sử triết học, mà nó đưa ra những phân tích về quá trình phát sinh của các vấn đề triết học, sự tiến hóa của chúng và đưa ra các giải quyết. Nói cách khác, tác giả đã đưa ra quan niệm riêng của mình về triết học và luận giải nó nhờ vào sự phân tích những dữ liệu lớn của lịch sử. Điều này có nghĩa là triết học như lịch sử triết học.
                Ngày nay có hai quan niệm tồn tại phổ biến liên quan đến mối quan hệ của triết học với lịch sử của nó.
                Quan niệm đầu tiên khá phổ biến trong thế giới Anh – Mỹ do sự ảnh hưởng của triết học phân tích. Theo cách hiểu này, những tư tưởng của đồng nghiệp của tôi từ trường đại học bên cạnh là quan trọng hơn những tư tưởng của Kant hay Hegel. Không phải bởi vì, đồng nghiệp của tôi thông minh hơn các nhà triết học kinh điển, mà đơn giản bởi vì, ông sống sau họ, nghĩa là, các nhà kinh điển trước đây không thể biết và không có những kỹ thuật phân tích mà cách đây một trăm năm nay hai mươi năm vẫn chưa được sử dụng.
                Có một quan điểm khác. Nó phổ biến ở châu Âu và kể cả trong giới triết học của chúng ta. Triết học như lịch sử triết học, vì rằng lịch sử triết học xác định ý nghĩa của các vấn đề triết học và đưa ra các tất cả các phương án có thể để giải quyết chúng. Vì vậy, nếu ai đó muốn nghiên cứu triết học, hãy cố nghiên cứu và hiểu lịch sử của nó.
                Tôi không trình bày một cách chi tiết về cách hiểu của mình về vấn đề này. Tôi sẽ nói về nó một cách ngắn gọn.
                Tôi không tách rời cả hai quan niệm trên.
                Một mặt, không thể nghiên cứu triết học, nếu không biết lịch sử triết học và nghiên cứu nó một cách thường xuyên. Chính ý nghĩa của các vấn đề triết học được đưa ra trong lịch sử và trong lịch sử triết học, việc giải quyết các vấn đề cũng được đề xuất, những vấn đề mà chúng ta cần phải biết, vì thiếu nó không thể nghiên cứu được triết học. Nhưng công việc không chỉ có vậy. Trong lịch sử triết học, cũng như trong lịch sử tư tưởng nói chung, đã hình thành những tư tưởng mà thực tế chưa được hiểu rõ thời đó. Ngày nay, những tư tưởng này có thể được hiểu và được phát triển trong bối cảnh các vấn đề mà chúng đã xuất hiện trước triết học hiện đại. Cho nên, sự phát triển của triết học giả định sự đối thoại liên tục của nó với chính quá khứ của nó – không chỉ là sự tư duy lại lịch sử triết học trong thế giới kinh nghiệm hiện đại, mà là sự tìm tòi trong tư tưởng của nó những thứ có thể giúp tư duy và giải quyết các vấn đề mà chúng ta quan tâm ngày hôm nay. Trong ý nghĩa này, lịch sử triết học hiện ra như triết học, và triết học như lịch sử triết học.
                Nhưng đây chỉ là một khía cạnh của vấn đề. Vì rằng hệ vấn đề triết học không dẫn đến việc nó trước đây đã được đưa ra tranh luận hay chưa. Tất nhiên, triết học trong một nghĩa nào đó, nó nghiên cứu sự tranh luận của một số vấn đề này với những vấn đề mang tính “vĩnh cửu”. Những vấn đề này được hiện ra trong một hình thức cụ thể và đặc biệt trong từng giai đoạn lịch sử. Triết học – trước tiên là sự phản chiếu trên những vấn đề mà chúng vạch ra sự phát triển của văn hóa và bị thay đổi thường xuyên bởi lịch sử. Cho nên, các triết gia lần nào cũng phải đưa ra những câu trả lời mới cho những vấn đề “vĩnh cửu” và tạo ra quan niệm của riêng mình. Nếu điều này không diễn ra, thì không có lịch sử triết học, cái mà ngày nay chúng ta có thể nghiên cứu.
                Cuốn sách của Giáo sư Vasily Valilievich đã thực hiện một khả năng tuyệt vời khi nói về vấn đề này, hơn nữa về cách mà có thể hiểu lịch sử triết học như triết học trong sự phát triển của nó, những cụm chủ đề có thể rút ra từ lịch sử này. Vasily Vasilievich đã xây dựng lịch sử triết học xung quanh vấn đề quan hệ quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Tôi có quan niệm gần gũi với cách hiểu này, nhưng điều này có thể và cần phải được tranh luận. Tôi thực sự rất thú vị với khái niệm của thầy đưa ra “niềm tin-nhận thức” (верознание). Đây là một khái niệm độc đáo liên quan đến cách hiểu của tác giả về tri thức triết học, nó phân biệt với khoa học, mặt khác với thần học. Trong cuốn sách, có nhiều tư tưởng thú vị gắn liền với cách hiểu triết học và lịch sử của nó. Vì thế, chúng ta hôm nay sẽ tranh luận về cuốn sách này của Vasily Vasilievich và những vấn đề khác được đặt ra.

                V.V. Sokolov: (Tác giả cuốn sách – ND) Thưa Vladislav Aleksandrov, tất cả những vấn đề mà thầy đã nêu ra, cũng như những vấn đề khác đều đã được tôi đặt ra trong cuốn sách, và nếu nói về việc thầy vừa trình bày, thì ý kiến của tôi là triết học đó chính là lịch sử triết học, cho nên tên gọi của cuốn sách của tôi là “dẫn nhập lịch sử vào triết học”. Tính chủ thể - khách thể là một hệ phương pháp mang tính khai phá nhất và nó cho phép xem xét một cách đối đa, có thể nói rằng, một cách cụ thể con người trong lịch sử triết học, hơn nữa là cả tranh luận vấn đề của nền văn minh…

             T.I. Oizehman: Giáo sư Sokolov đã tặng tôi cuốn sách của ngài với lời ghi chú về việc giáo sư chờ đợi từ tôi những đánh giá về cuốn sách. Nhưng trước khi nói về những đánh giá này, tôi muốn nói rằng, đây là một công trình được viết khá công phu và so với những công trình dẫn nhập vào lịch sử triết học cho đến thời điểm này đã được xuất bản, đây là một công trình tốt nhất, uyên bác nhất.
           Nhận xét đầu tiên của tôi liên quan đến định nghĩa về triết học. Có thể nói rằng, không tồn tại một định nghĩa chung nào về triết học và mỗi một triết gia có định nghĩa của riêng mình, có định nghĩa triết học của anh ta, có cách hiểu riêng của anh ta về đối tượng triết học… Nhưng định nghĩa mà Vasily Vasilievich đưa ra, theo thôi, không được xếp vào khái niệm về triết học như một hệ thống mặc dù một cách hình thức, nó là khái niệm của tri thức khoa học. Như Vasily Vasilievich đã viết “Triết học là một hệ thống phức tạp ít hoặc nhiều hơn niềm tin-tri thức” (верознание). Theo quan điểm của tôi, niềm tin-tri thức hầu như là một định nghĩa mang tính thần học về triết học. Có một từ tốt hơn trong tiếng Nga và trong những ngôn ngữ khác đó là – quan niệm (убеждение). Triết học là hệ thống những quan niệm. Những quan niệm trong một số trường hợp có thể mang tính khoa học, trong một số trường hợp khác không mang tính khoa học và trong trường hợp thứ ba, phi khoa học, mang tính thần thoại. Nhưng tất cả có thể là quan niệm. Chính quan niệm, chứ không phải niềm tin-tri thức tạo ra triết học. Cho nên, tôi thỉnh cầu Vasily Vasilievich có thể suy nghĩ về một định nghĩa chính xác hơn cho khái niệm triết học.
                Nhận xét tiếp theo của tôi liên quan đến chính kết cấu của cuốn sách. Tác giả chỉ ra rằng, không phải đơn giản đưa ra lịch sử của các triết gia (nhân vật), mà còn lịch sử của các vấn đề. Và ở một mức độ nào đó, tác giả đã thực hiện điều này ở phần đầu của cuốn sách, khi chủ yếu viết về các nhà triết học tự nhiên cổ đại. Mọi thứ là ổn, nhưng tác giả, rõ ràng, đã quên mất một chân lý giản đơn là đối với sinh viên là điều này rất khó áp dụng vì để phân biệt cách những triết gia như Empêđốc, Anasago hoặc các triết gia tự nhiên giải quyết vấn đề này hay kia như thế nào thì bạn phải biết học thuyết của họ là gì trước đã… Chúng ta đã thực hiện trong cuốn sách của chúng ta “Triết học của các cuộc khác mạng tư sản khác nhau”, được trình bày theo vấn đề, nhưng chúng ta đã không thực hiện nó như một cuốn giáo trình, mà như một nghiên cứu. Và ở đây, giả định cuốn sách này của Sokolov như một cuốn giáo trình, thì nó thực sự nặng với sinh viên. Cho nên cần phải suy nghĩ, tốt hơn là ngay từ đầu nên trình bày theo triết gia (nhân vật), và sau đó tổng hợp lại quan điểm của các nhà triết học theo các vấn đề chính. Tiếp theo, chương của cuốn sách về Platon, chương về Aristot, những chương riêng rẽ về các nhà triết học nổi tiếng, ở đây, theo quan điểm của tôi, sự thiếu sót thể hiện ở chỗ không có sự cân đối. Điều này có nghĩa là, trong cuốn giáo trình không nên có một sự ưu tiên nào khi trình bày học thuyết của một nhà triết học nào đó, trong khi đó có rất ít không gian cho nhà triết học khác. Tất nhiên, có thể chê Hegel vì ông ta trong công trình ba tập “Bài giảng về lịch sử triết học” đã dành hai tập cho triết học cổ đại, nhưng đó là việc của Hegel. Chúng ta đang viết giáo trình cho sinh viên của chúng ta. Và khi thời lượng dành cho Platon là 25 trang, Aristot là 49 trang, tôi không phản đối điều này, nhưng các triết gia khác như Đề Các, Spinôza, Nicolas Malebranche, Thomát Hốpxơ tổng cộng chỉ có tầm 20 trang. Điều này sẽ làm cho sinh viên khó hiểu và không có khả năng lĩnh hội được tiến trình lịch sử triết học.
Mai K Đa dịch từ tiếng Nga

Còn nữa

Type and hit Enter to search

Close