Blog

Bài tham luận của Giáo sư Thái Thị Kim Lan tại Hội thảo Quốc tế: Triết học Đông - Tây: Cách tiếp cận nghiên cứu so sánh


“Nếu thiếu sự khôn ngoan sắp đặt, thì văn hóa sẽ hỗn mang, thiếu sự phê phán văn hóa sẽ mất định hướng đúng đắn trong tiến trình biến đổi…” 

“Tách rời văn hóa ra khỏi triết học thì triết học sẽ bị mù, và tách rời triết học ra khỏi văn hóa, thì triết học sẽ bị rộng, mất ý nghĩa tồn tại, chỉ còn là những bóng ma. Nhưng văn hóa là một mảnh đất màu mỡ bao trùm trái đất và hầu như đặc tính của nó là số nhiều, biến hóa, biến đổi, cho nên không có một nền văn hóa duy nhất duy nhất vĩnh viễn ngự trị, cũng không thể có triết học vĩnh cửu vượt thời gian. Hegel vừa hình thành phương án thế giới lịch sử trong ánh sáng lý tính của Thiên Chúa thì tòa lâu đài của ông đã sụp đổ dưới chân biện chứng duy vật lịch sử của K. Marx. Thế rồi, quá trình lịch sử thế giới cho thấy mỗi hệ thống khép kín giáo điều không thể tồn tại lâu dài. Bao lâu, bản chất con người dù trong hoàn cảnh nào còn là văn hóa, trong nghĩa sẵn sàng tra vấn ý nghĩa để vượt trên hoàn cảnh. Biện chứng của văn hóa là một nhu cầu của con người. Từ bên trong, mặc nhiên của sự sống, phát sinh sự cởi mở. Từ sự yên tĩnh của các đối cực trở nên xôn xao mâu thuẫn và nghịch lý, con người không tự đóng khung chính mình nữa. Nó trăn trở và hoài nghi và từ những hoài nghi ấy, nó đón nhận những khả năng mới, vô giới hạn. Nó có thể hiểu và nghe những điều mà từ trước không ai hỏi, không ai nói ra…” – Trích bài tham luận của Giáo sư Thái Thị Kim Lan, tại Hội thảo khoa học Quốc tế: Triết học Đông – Tây: Cách tiếp cận nghiên cứu so sánh (Khoa Triết học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia HN, 12/12/2013)


Có thời gian mình sẽ rã băng sau.





Type and hit Enter to search

Close