Blog

Hậu hiện đại: những giá trị đang đổi thay và những xã hội đang biến đổi - Phần 1. Tại sao diễn ra sự dịch chuyển đến hậu hiện đại? (Mai K Đa dịch)


Hậu hiện đại: những giá trị đang đổi thay và những xã hội đang biến đổi

Tên gốc tiếng Nga: Постмодерн: меняющиеся ценности и изменяющиеся общества
Tác giả: Ronald Inglehart, Viện nghiên cứu xã hội học tại Đại học Michigan (Mỹ)
Dịch bởi Mai K Đa từ bản tiếng Nga. Link bản gốc tiếng Nga tại đây

Thông tin dùng để trích dẫn: Инглхарт Р. Постмодерн: меняющиеся ценности и изменяющиеся общества . – Полис. Политические исследования. 1997. № 4. С. 6

Mở đầu
Những thay đổi sâu sắc và quy mô trong thế giới quan của con người đã làm thay đổi diện mạo đời sống kinh tế, chính trị và xã hội: diễn ra sự thay đổi các mục tiêu chính trị và kinh tế, các chuẩn mực tôn giáo, các giá trị gia đình, và những thay đổi này đến lượt nó đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế, đến những phương châm chiến lược của các đảng phái chính trị và những triển vọng cho hệ thống dân chủ. Trong quá trình chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn sách sắp tới, sự xuất hiện của hội chứng hậu hiện đại có giá trị này đã cung cấp những dữ liệu thực nghiệm nhiều hơn bốn thập niên của xã hội giai đoạn 1970 - 1995. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về những kết quả mà chúng tôi đã thu được.

Trong toàn bộ không gian của xã hội công nghiệp tiên tiến, đại đa phần người dân đã nhận thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của sự tự do biểu hiện và sự tham gia chính trị. Những tài liệu về lý thuyết dân chủ xuất phát từ luận điểm cho rằng, để đoàn kết và ổn định nền dân chủ, quan trọng nhất là sự tham gia của người dân, sự tin tưởng giữa các cá nhân, sự khoan dung với những nhóm thiểu số và tự do ngôn luận. Nhưng để phân tích sự phụ thuộc giữa quan điểm kiểu như thế này ở cấp độ cá nhân với sự tồn tại một cách vững chãi của hệ thống dân chủ ở cấp độ xã hội trước đây không lâu là không thể: những nghiên cứu về văn hóa chính trị bị đóng khung chỉ trong các xã hội dân chủ được đánh dấu bởi một số lượng nhỏ các đối tượng quan sát và thiếu vắng những dữ liệu được sắp xếp vào trong những chuỗi mang tính tạm thời. Để có một phân tích đa lớp và đáng tin cậy cần phải có những dữ liệu lớn về các xã hội đang thay đổi trong toàn bộ quang phổ kinh tế và chính trị; cuốn sách đã từng đề cập “World Values Survey - khảo sát giá trị thế giới” với tư cách là một nguồn và được sử dụng như một cơ sở dữ liệu độc đáo -  đã mở ra những khả năng mới cho việc phân tích thế giới quan của con người đã ảnh hưởng đến thế giới như thế nào.

Những khảo sát này đã bao trùm một phạm vi rộng lớn chưa từng có cho việc phân tích sự tác động hàng loạt của con người ở các quốc gia khác nhau trong đời sống chính trị và xã hội. Trong nó có dữ liệu của 43 nhóm đại diện cho 70% dân số thế giới và thay đổi từ các nhóm có thu nhập bình quân đầu người chỉ 300 đô la đến các nhóm có thu nhập bình quân đầu người cao hơn 100 lần, và từ các nền dân chủ lâu đời với kinh tế thị trường đến các nhà nước xã hội chủ nghĩa. Để khảo sát, từ năm 1990, việc thu thập các dữ liệu đã được thực hiện ở các quốc gia và vùng sau: Argentina, Áo, Belarus, Bỉ, Brazil, Bulgaria, Canada, Chile, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức (với các mẫu riêng biệt cho Đông và Tây), Anh, Hungary, Iceland, Ấn Độ, Ireland, Bắc Ireland, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Latvia, Lithuania, Mexico, Đại Moscow, Hà Lan, Nigeria, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Nga, Slovenia, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ. Khảo sát vào năm 1981 đã cung cấp một chuỗi tạm thời các dữ liệu về 22 nhóm từ các xã hội trên đã cho phép chúng tôi phân tích sự thay đổi trong các hệ giá trị và quan điểm đã diễn ra từ năm 1981 đến năm 1990. Chúng tôi quan tâm đến những dữ liệu rút ra từ các cuộc khảo sát Eurobarometer, được chuẩn bị hàng năm ở tất cả các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu từ năm 1970 đến những năm 1990; Điều này cho phép phân tích các thay đổi khi sử dụng chuỗi thời gian dài hơn và chi tiết hơn.

Những thước đo trong khuôn khổ “Khảo sát giá trị thế giới” bao gồm những quan điểm đại chúng ở một số lượng khá lớn các quốc gia cho phép thực hiện được những phân tích có ý nghĩa thống kê về sự phụ thuộc giữa các cấp, đặc biệt giữa văn hóa chính trị và các thể chế dân chủ. Chúng tôi tìm thấy sự phụ thuộc mạnh mẽ giữa các đặc điểm cấp vĩ mô như dân chủ bền vững và các đặc điểm cấp vi mô như sự hiện diện sự tin tưởng giữa các cá nhân, sự khoan dung, tầm quan trọng của những giá trị hậu vật chất và phúc lợi chủ quan. Sự phụ thuộc mạnh mẽ giữa các cấp độ một mặt được tìm thấy giữa những biến số quan trọng khác nhau của phân cấp xã hội (từ số vụ ly hôn đến sự xuất hiện của các phong trào bảo vệ môi trường), mặc khác giữa những giá trị và quan điểm chuyên sâu. Có thể xem xét sự thay đổi trong văn hóa như được tạo ra bửi những thay đổi xã hội, và có thể trong sự thay đổi này của văn hóa tìm thấy các yếu tố của sự thay đổi xã hội, hoặc cuối cùng có thể cho rằng, sự ảnh hưởng này mang tính tương hỗ lẫn nhau; nhưng, như nó đã từng, các dữ liệu kể trên rõ ràng nói đến một điều rằng, các hệ thống niềm tin ở cấp độ đại chúng và các thay đổi toàn cầu có sự liên quan chặt chẽ với nhau.

Trong khuôn khổ “Khảo sát giá trị thế giới”, giả thuyết rằng, hệ thống niềm tin ở cấp độ đại chúng đã thay đổi theo cách mà bản chất của những thay đổi này có mang những hệ quả kinh tế, chính trị và xã hội quan trọng. Chúng tôi không đứng ở vị trí của quyết định luận về kinh tế hay văn hóa: quan sát và sự lựa chọn của chúng tôi muốn hướng đến mục tiêu, đó là sự liên kết giữa các giá trị kinh tế và chính trị sẽ có sự tương hỗ lẫn nhau, và chính xác hơn, bản chất của sự phụ thuộc trong những trường hợp cụ thể - một câu hỏi thực nghiệm, chứ không phải từ một thứ gì đó tiên nghiệm được giải quyết.

Có nhiều lý thuyết khác nhau ảnh hưởng đến chủ ý của khảo sát này, trong đó có lý thuyết về sự thay đổi giữa các thế hệ của giá trị (Xem: 6,7,8). Lý thuyết này đưa ra giả thiết rằng, sau thế chiến II, phần lớn các quốc gia công nghiệp do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, cũng như sự phát triển mạnh của nhà nước phúc lợi, kinh nghiệm hình thành cá nhân trong các đoàn hệ của những năm sau khi sinh ra - trong sự khác biệt căn bản của nó – đã dẫn tới việc thực hiện những ưu tiên khác của giá trị trong sự so sánh với  giá trị của những năm trước khi sinh ra. Trong suốt lịch sử, phần lớn loài người có sự quan tâm sâu sắc tới mối đe dọa của những thiếu thốn về mặt kinh tế, nhất là nạn đói. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy mức độ an ninh kinh tế chưa từng có mà thế hệ sau chiến tranh học được trong xã hội công nghiệp đã đưa tới sự chuyển dịch dần dần những ưu tiên từ các giá trị “vật chất” (khi chủ yếu nhấn mạnh vào an ninh kinh tế và vật chất) đến những giá trị “hậu vật chất” (cái đầu tiên là sự tự thể hiện và chất lượng cuộc sống). Việc thu thập các dữ liệu về sự thay đổi những giá trị giữa các thế hệ trên nền tảng xuyên quốc gia đã bắt đầu vào năm 1970, đến nay một chuỗi thời gian dài đã được xây dựng, nhờ đó, các giả thuyết trên có thể được thẩm định.

Lý thuyết về sự thay đổi giá trị giữa các thế hệ là chủ đề gây tranh cãi: trong 20 năm qua ở Mỹ và các quốc gia khác đã xuất bản hàng chục công trình phê phán lý thuyết này từ các quan điểm khác nhau. Nhiều nghiên cứu về sự biến đổi giá trị đã được thực hiện với mục đích cố gắng bác bỏ luận điểm về sự chuyển dịch đến những giá trị hậu vật chất hoặc là đưa ra những giải thích thay thế.

Khái niệm được sử dụng trong tranh luận này đã lỗi thời một phần: những dữ liệu của “khảo sát giá trị thế giới” chỉ ra rằng, sự chuyển dịch theo hướng từ các giá trị vật chất sang các giá trị hậu vật chất chỉ là một thành tố của một sự chuyển dịch văn hóa rộng lớn hơn, bao gồm 40 biến số được đưa vào các đánh giá. Những biến số này kết nối toàn bộ những định hướng khác nhau vào trong bức tranh của sự chuyển dịch, từ những quan điểm tôn giáo đến những chuẩn mực tình dục; nhưng tất cả những điều này cho thấy sự khác biệt lớn về thế hệ, biểu hiện sự tương quan với những giá trị hậu vật chất và trong phần lớn các xã hội những năm từ 1981 đến 1990 họ đã chấp nhận theo hướng mà có thể tính toán trước. Sự tái cấu trúc thế giới quan sâu rộng này được chúng ta gọi là “hậu hiện đại”. Ở đây, sự dịch chuyển từ các giá trị vật chất sang hậu vật chất là mẫu hình tốt nhất, nhưng không nhất thiết phải là một thành tố quan trọng nhất của toàn bộ sự thay đổi văn hóa rộng lớn hơn: những vai trò giới tính thay đổi nhiều hơn, kể cả ví dụ thái độ đối với những người đồng tính nam và đồng tính nữ.

Do đó, dữ liệu được thu thập cho đến nay cho thấy những thay đổi rộng rãi trong các giá trị cơ bản của dân số của các xã hội công nghiệp và công nghiệp hóa trên toàn thế giới. Những thay đổi này tìm ra mối liên hệ với các quá trình thay đổi thế hệ và do đó, xảy ra dần dần, nhưng có sự xung động dài hạn đáng kể.

Chúng tôi cho rằng, sự phát triển kinh tế văn hóa và kể cả những thay đổi chính trị đi đôi với nhau hình thành các mô hình tổng thể và thậm chí có thể dự đoán ở một mức độ nào đó. Tuyên bố này vẫn còn đang tranh cãi. Nó ngụ ý rằng, một số quỹ đạo phát triển kinh tế - xã hội có nhiều khả năng hơn những số khác, do vậy, có thể tiên đoán trước những thay đổi nhất định. Ví dụ, nếu một xã hội nào đó bắt đầu con đường công nghiệp hóa, thì nó phải tuân theo toàn bộ hội chứng liên quan đến thay đổi này, từ sự vận động quần chúng đến việc giảm bớt những khác biệt trong vai trò giới tính.

Tất nhiên, đây là tuyên bố trung tâm của lý thuyết hiện đại hóa; nó đã được đưa ra bởi Các Mác và tranh luận trong hơn một thế kỷ. Mặc dù mỗi một phiên bản rút gọn của nó rơi vãi lung tung, chúng tôi vẫn ủng hộ quan điểm rằng, một số kịch bản thay đổi xã hội có nhiều khả năng hơn những kịch bản khác và có ý định đưa ra một số lượng dữ liệu thực nghiệm tốt có lợi cho đề xuất này. “Khảo sát giá trị thế giới” tiết lộ các mô hình văn hóa tổng thể có liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế. Đồng thời, chúng ta dường như biết rằng, hiện đại hóa không phải là một tuyến tính. Trong các xã hội công nghiệp tiên tiến, hướng phát triển thịnh hành trong quý cuối cùng của thế kỷ đã thay đổi, và những thay đổi căn bản đang diễn ra tới mức phù hợp để mô tả chúng như là “hậu hiện đại hóa” hơn là “hiện đại hóa”.

Hiện đại hóa chủ yếu là một quá trình trong đó các khả năng kinh tế và chính trị của một xã hội nhất định tăng lên: kinh tế - thông qua công nghiệp hóa, chính trị - thông qua quan liêu. Hiện đại hóa rất hấp dẫn bởi vì nó cho phép xã hội chuyển từ trạng thái nghèo đói sang trạng thái giàu có. Theo đó, cốt lõi của quá trình hiện đại hóa là công nghiệp hóa; tăng trưởng kinh tế trở thành mục tiêu chi phối xã hội, và động lực thành tích bắt đầu xác định mục tiêu chi phối ở cấp độ cá nhân. Sự chuyển đổi từ xã hội tiền công nghiệp sang công nghiệp được đặc trưng bởi “sự lý tính hóa toàn diện tất cả các lĩnh vực của xã hội” (Weber), dẫn tới sự chuyển dịch từ các giá trị truyền thống, thường là tôn giáo sang các giá trị lý tính – pháp quyền trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội.

Nhưng hiện đại hóa không phải là giai đoạn cuối cùng của lịch sử. Sự xuất hiện của một xã hội công nghiệp tiên tiến dẫn đến một sự thay đổi rất đặc biệt khác trong những giá trị cơ bản - khi giá trị lý tính đặc trưng của xã hội công nghiệp bị suy giảm. Các giá trị của hậu hiện đại trở nên thịnh hành, mang theo một số thay đổi xã hội đa dạng, từ bình đẳng phụ nữ đến các thể chế chính trị dân chủ và sự suy tàn của chế độ xã hội chủ nghĩa.


TẠI SAO DIỄN RA SỰ DỊCH CHUYỂN ĐẾN HẬU HIỆN ĐẠI?

Sự chuyển dịch đến giá trị của hậu hiện đại không phải là trường hợp đầu tiên của sự dịch chuyển văn hóa lớn trong lịch sử. Sự quá độ từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp đã được đơn giản hơn nhờ vào sự chuyển dịch theo nghĩa như sự thoái lui khỏi cách nhìn nhận được hình thành bởi nền kinh tế bất động - ổn định. Cách nhìn nhận như vậy được đặc trưng bởi thái độ thù địch với tính di động xã hội và trọng tâm của cách nhìn nhận này là truyền thống, trạng thái kế thừa và những trách nhiệm trước cộng đồng được củng cố bởi những chuẩn mực tôn giáo tuyệt đối; chỗ tựa này được thay đổi bởi cách nhìn nhận khuyến khích những thành tựu kinh tế, chủ nghĩa cá nhân và sự đổi mới – trong những chuẩn mực xã hội, tất cả trở nên thế tục hơn. Một vài trong số những khuynh hướng này có liên kết với quá trình chuyển đổi từ xã hội “truyền thống” sang xã hội “hiện đại” ở thời đại chúng ta đã đạt tới những giới hạn của nó trong xã hội công nghiệp tiên tiến, nơi mà những thay đổi đang diễn ra theo một khuynh hướng mới.

Sự thay đổi này của khuynh hướng biến đổi phản ánh tác dụng của nguyên tắc gia tăng sự rút ngắn (giảm bớt) của lợi ích. Công nghiệp hóa và hậu hiện đại hóa đòi hỏi sự phá hủy những rào cản văn hóa chống lại sự tích lũy có trong bất cứ nền kinh tế bất động - ổn định nào. Trong lịch sử Tây Âu, nhiệm vụ này đã được thực hiện một cách thành công nhờ vào sự hình thành của đạo đức tin lành, đạo đức mà từ quan điểm chức năng làm hiện ra sự đột biến thực hiện một cách may rủi. Nếu sự hình thành của nó diễn ra sớm hơn hai thế kỷ, nó có thể đã biến mất. Trong môi trường của thời đại của chúng ta, nền đạo đức tin lành đã tìm thấy một cái hốc (ổ) cho chính nó: sự phát triển của kỹ thuật làm cho sự tăng trưởng kinh tế có thể diễn ra một cách nhanh chóng và cách nhìn nhận của những người canvanh đã bổ sung một cách tuyệt vời cho sự phát triển này khi dựng lên một hội chứng kinh tế - văn hóa, hội chứng mà đã đưa đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản và, theo thời gian, dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp. Sau đó, giống như điều đã diễn ra, sự tích lũy kinh tế (đối với cá nhân) và sự tăng trưởng kinh tế (đối với xã hội) đã trở thành sự ưu tiên cao nhất đối với toàn bộ phần lớn số dân trên trái đất, và cho đến nay vẫn là những mục tiêu chủ yếu của một bộ phận đáng kể nhân loại. Nhưng dần dần, sự suy giảm hiệu suất của tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến sự dịch chuyển hậu hiện đại, sự dịch chuyển mà trong một số khía cạnh đã đánh dấu sự suy thoái của đạo đức tin lành.

Xã hội công nghiệp tiên tiến hiện nay đã làm thay đổi quỹ đạo chính trị - xã hội ở hai khía cạnh cơ bản:

1/ Những hệ thống giá trị. Tất cả những trọng tâm hướng vào những thành tựu kinh tế công nghiệp là một trong những sự thay đổi trung tâm tạo ra khả năng của hậu hiện đại hóa. Sự dịch chuyển hướng đến những ưu tiên vật chất có thể dẫn tới sự giảm sút những ý nghĩa của trách nhiệm trước cộng đồng và sự chấp nhận tính di động của xã hội:

Vị trí của các thành tựu kinh tế giống như sự ưu tiên hàng đầu trong thời đại chúng ta, trong xã hội hậu hiện đại đến chất lượng của cuộc sống đóng vai trò nhấn mạnh hơn tất cả.Trong phần lớn các tiêu chuẩn của xã hội công nghiệp, với sự chủ tâm của họ vào kỷ luật, lòng hy sinh và những thành tựu,, tất cả đã đã nhường chỗ cho sự tự do rộng lớn hơn của sự lựa chọn lối sống cá nhân và sự tự thể hiện cá nhân. Sự dịch chuyển từ những giá trị “vật chất” với trọng tâm là sự an toàn về mặt thể chất và kinh tế đến những giá trị “hậu vật chất” với trọng tâm các vấn đề tự biểu hiện của cá nhân và chất lượng cuộc sống -   hầu hết diện mạo tài liệu của sự thay đổi này; nhưng nó cũng chỉ là một thành tố của một hội chứng rộng lớn hơn rất nhiều của những thay đổi văn hóa.

2. Cấu trúc thể chế (khung thể chế). Chúng ta đang tiếp cận đến những giới hạn phát triển của những tổ chức quan liêu phân cấp góp phần tạo ra xã hội hiện đại. Nhà nước quan liêu, đảng chính trị kỷ luật đầu sỏ, dây chuyền lắp ráp sản xuất hàng loạt, công đoàn kiểu cũ và công ty đa cấp đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hy động và tổ chức năng lượng của quần chúng nhân dân. Chúng đã tạo ra khả năng của cách mạng công nghiệp và nhà nước hiện đại. Nhưng chúng đã đi thẳng đến một bước ngoặc – theo hai nguyên nhân: thứ nhất, chúng đang tiếp cận đến những giới hạn của hiệu quả mang tính chức năng của chúng; thứ hai, đến những giới hạn của sự chấp nhận quy mô của chúng. Hãy cùng nhau xem xét cả hai yếu tố này:

Còn nữa.

Type and hit Enter to search

Close